Hiện nay, có rất nhiều gia đình nuôi chó cưng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được những thói quen sống của chúng như thế nào. Từ đó có những chuyện ngoài ý muốn xảy ra và không biết nguyện nhân do đâu. Chính vì thế, bạn phải hiểu từng thói quen sinh sống của chó để có hướng tiếp cận và chăm sóc cho phù hợp.
1. Những thói quen sinh sống của chó cưng.
- Chó là động vật có tất cả đặc tính của động vật ăn thịt. Trước đây, trong môi trường hoang dã, chó chủ yếu sống bằng việc bắt và ăn thịt những động vật nhỏ. Hay trong những lúc không bắt được con mồi chúng sẽ ăn tạm rau, củ để chống đói. Chó từ rất lâu đã trở thành người bạn đồng hành cùng con người, được con người tiến hóa từ rất sớm. Mặc dù vậy, bản tính là động vật ăn thịt của chó vẫn không hề thay đổi. Như bạn đã biết, thành phần của thịt chính là protein để cung cấp năng lượng. Nên trong bữa ăn của chó phải có đủ lượng thịt động vật. Điều này sẽ giúp chó có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

- Một điều mà bạn nên biết là đường tiêu hóa của chó ngắn hơn so với động vật ăn cỏ. Cụ thể, chỉ gấp 3 – 4 lần chiều dài cơ thể. So với động vật ăn cỏ, đường tiêu hóa có thể dài gấp 12 lần chiều dài của cơ thể. Nên sau khi chó ăn xong, chỉ trong một thời gian ngắn chúng có thể tiêu hóa hết sạch lượng thức ăn trong dạ dày. Sau khi chúng thải hết phân ra ngoài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ. Hàm lượng axit clohydric trong dạ dày của chó rất lớn nên có khả năng làm giãn nở. Đặc biệt, có khả năng tiêu hóa tốt thịt.
- Chó có một thói quen không tốt khi ăn đó là không chịu nhai. Vì vậy, khi bạn cho chó ăn không nên cho chũng ăn rau củ sống. Bạn chỉ nên cho chó ăn rau củ chín đã được băn nhỏ hay nấu nhừ.

- Một thói quen nữa mà bạn cũng nên lưu ý là thói quen thích gặm nhấm. Điển hình là chúng có thể gặm bất cứ thứ gì từ dép của bạn, bàn, ghế….. Nếu bạn nuôi chó nên chuẩn bị các đồ chơi cho chúng hoặc có thể cho chó những cục xương để gặm. Đây là thói quen xe xác con mồi được di truyền lại từ thời nguyên thủy. Đặc biệt, chó có khả năng tự bảo vệ chính mình khi ăn hay uống trúng những thứ có độc. Chúng thực hiện bằng cách nôn ói để đẩy chất độc đó ra khỏi cơ thể.

- Ngoài ra, chó không thể tự toát mồ hôi để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với nhiệt độ cao giống như con người. Vào những ngày nóng bức, chúng thường há miệng và lè lưỡi. Việc lè lưỡi của chó dựa vào sự thoát hơi nước đó để điều chỉnh thân nhiệt cơ thể.
- Chó rất thích được con người vuốt ve, nhất là chủ nhân. Chúng sẽ thích được vuốt ve ở đầu, cổ và thân. Trái lại chúng không thích chạm vào mông và đuôi. Để chú có chó của bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể, bạn nên lưu ý những điều trên.
- Nếu chó của bạn sống thành bầy đàn, để giữ ổn định trật tự chúng có “chế độ đẳng cấp” giúp giữ được sự ổn định. của quần thể. Gíup tránh chiến tranh gây đổ máu do phải tranh chấp thức ăn và chỗ ở để sinh tồn.

2. Một mẹo nhỏ bạn nên để tâm đến là chó có bản tính thích giao tiếp với người.
Như bạn cũng biết, chó luôn có những hành động cử chỉ khác nhau thể hiện trạng thái vui hay buồn. Và một bản tính vốn củ chó là thích giao tiếp với người. Nhất là người chủ của chúng.
- Khả năng giao tiếp với người nhiều hay ít thường dựa vào khả năng giao tiếp giữa chó với người. Trong đó, từ 3 – 7 tuần tuổi khi mơi sinh ra chó chỉ ở với bố mẹ hay những động vật khác mà không tiếp xúc với con người thì chó sẽ có xu hướng tránh xa con người. Đây cũng chính là khoảng thời gian bạn nên huấn luyện cho chó, qua khoảng thời gian này chó sẽ khó huấn luyện hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên chơi và vuốt ve chó, chúng sẽ quen với hơi người, thân thiện và dễ huấn luyện chó. Bạn nên chú ý giai đoạn này.
- Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan tại: top 5 tâm lý chuẩn bị trước khi nuôi chó.
Tùy vào từng loại chó sẽ có những thói quen sống khác nhau. Bạn phải nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể chăm sóc tốt cho chó cưng của bạn nhé.
[…] Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan tại: Thói quen sinh sống của thú cưng. […]